5 cách giúp quản lý sử dụng văn phòng phẩm hiệu quả
Mỗi loại Vpp phải có định mức sử dụng và bộ phận hành chính lập định mức sử dụng cho từng phòng ban và cấp phát theo số lượng đó. Hàng quý, phòng hành chính nên rà soát lại định mức sử dụng Vpp và bổ sung cho phù hợp.
Bạn hãy luôn giám sát danh sách các đồ dùng văn phòng phẩm của công ty để đặt mua kịp thời. Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra xem có nhân viên nào tự ý mang đồ dùng Vpp của công ty về nhà hay không.
2. Căn cứ vào nhu cầu của mỗi phòng, mỗi bộ phận
Trước khi định mua đồ dùng Vpp cho công ty, bạn hãy tập hợp nhu cầu của mỗi phòng ban, bộ phận rồi lên danh sách những thứ cần mua. Cách làm này giúp bạn kiểm soát số lượng, chủng loại các đồ dùng cần đặt mua, tránh việc mua vật dụng Vpp này quá nhiều hay quá ít gây lãng phí. Nhờ đó, bạn còn có thể tính toán trước chi phí mua sắm giúp sử dụng văn phòng phẩm hiệu quả.
3. Chọn văn phòng phẩm chất lượng
Đối với một món Vpp, cũng có rất nhiều chủng loại, chất lượng từ thượng vàng đến hạ cám. Thường thì món hàng rao bán được quảng cáo đúng tên gọi, chất lượng có thương hiệu với giá siêu rẻ trong bảng báo giá. Tuy nhiên khi thực tế giao hàng, khách hàng lại nhận được món hàng văn phòng phẩm tương tự nhưng kém chất lượng, sử dụng không được như ý và chúng mau chóng hỏng trong thời gian ngắn.
Như vậy, chi phí cho việc mua đi mua lại các món văn phòng phẩm giá rẻ nhưng chất lượng kém còn hao phí nhiều hơn so với việc mua hẳn một sản phẩm văn phòng phẩm chính hãng chất lượng tốt của các hãng lớn trong nước như Thiên Long, thương hiệu Flexoffice… với mức giá tốt. Việc ra sức tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm lại trở thành gánh nặng chi phí hơn cho doanh nghiệp khi gặp phải muôn vàn chiêu thức tiếp thị chèo kéo, gạt gẫm khách hàng của các cơ sở cung cấp văn phòng phẩm siêu rẻ, hoạt động nhỏ lẻ, chắp vá…
4. Dự trữ văn phòng phẩm ở một nơi nhất định
Đồ dùng Vpp, vật tư văn phòng cần được đặt ở một phòng nhất định, giúp việc phân bổ và giám sát dễ dàng. Bạn nên thường xuyên giám sát số lượng còn trong kho để biết các nhân viên trong công ty có sử dụng lãng phí hay không cũng như biết phòng ban nào sắp hết để cấp phát, thu mua kịp thời, phục vụ nhu cầu công việc của các nhân viên.
5. Tái sử dụng khi có thể
Rất nhiều đồ dùng có thể tái sử dụng để tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường. Với các loại giấy in, chúng ta có thể tận dụng lại các tờ giấy còn trắng một mặt để làm giấy nháp, in tài liệu không quan trọng, tài liệu nội bộ. Công ty có thể đặt thùng giấy tái chế ở gần chỗ ngồi của các nhân viên, gần máy in, máy photocopy…
Bên cạnh đó, các nhân viên có thể chia sẻ những vật dụng mình không dùng đến cho người khác như: kẹp ghim, kẹp bướm, giấy note, bút nhớ, cặp tài liệu… Cách làm này giúp tận dụng tối đa công năng và giảm chi phí mua sắm mới khi chưa cần thiết.